Tham khảo mẫu may đồng phục nhân viên các ngành nghề phổ biến hiện nay

Bên cạnh yêu cầu chuyên môn, đặc điểm tiêu chuẩn riêng, … những ngành nghề đặc biệt sẽ có những tiêu chuẩn may đồng phục nhân viên khác nhau. Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu ngành nghề, đồng phục còn thể hiện dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu của công ty, tổ chức. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số mẫu may đồng phục nhân viên các ngành nghề phổ biến hiện nay cho các bạn tham khảo nhé!

May đồng phục nhân viên kỹ thuật ngành cơ khí và chế tạo

Yêu cầu đặc biệt

Người làm ngành cơ khí và chế tạo sẽ có nhiều hoạt động tay chân. Do đó, sự thoải mái chính là yêu cầu quan trọng cần được đảm bảo. Trang phục phải đủ độ rộng độ dài để người mặc cảm thấy thoải mái. Hạn chế tối đa các chi tiết, phụ kiện đi kèm để tránh rườm rà khiến ảnh hưởng đến quá trình làm việc. 

Màu sắc của trang phục thường được chọn theo màu thương hiệu chủ đạo của doanh nghiệp. Thông thường, mẫu may đồng phục nhân viên ngành cơ khí và chế tạo thường có những màu chủ yếu như xanh dương, xám nhạt, … Đây là những màu sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc, khiến áp lực công việc cũng được giảm đi. 

Chất liệu vải cũng cần tuân thủ theo tiêu chuẩn đặc biệt. Với môi trường làm việc khá khắc nghiệt, nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc. Vì vậy, đồng phục nhân viên phải có chất liệu vải dày, độ mịn cao, ít xù lông, thấm hút mồ hôi tốt, hút ẩm cao nhưng khi giặt phải mau khô.

Các loại vải thường dùng để may đồng phục nhân viên ngành cơ khí và chế tạo 

  • Vải kaki Liên Doanh: Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho đồng phục. Không bị xù lông, bạc màu trong thời gian dài, vải kaki liên doanh khiến người mặc cảm thấy mát mẻ, không bị gò bó. Giá thành tương đối vừa phải là một “điểm cộng" lớn để doanh nghiệp chọn vải này.  
  • Vải kaki Nam Định: Các xưởng chuyên ngành cơ khí và chế tạo ở miền Bắc rất ưa chuộng loại vải này. Đặc điểm nổi bật của vải kaki Nam Định là độ bền cao, chất vải dày, cầm màu tốt, giá cả phải chăng.
  • Vải kaki Thành Công: Loại vải này được sử dụng nhiều ở miền Nam. Với tỉ lệ 83% cotton, 17% PE, vải kaki Thành Công khá bền, dày, không xù lông, không ra màu, vải cứng. Nhược điểm khá lớn là vải này hơi thô. Công nhân cơ khí, kỹ sư, chuyên viên, kỹ thuật viên, … thường mặc đồng phục vải này.
  • Vải kaki 65/35: Với tỉ lệ 65% cotton và 35% PE, vải kaki 65/35 thấm hút mồ hôi khá tốt, độ bền thường tầm 1-2 năm. Với giá thành hợp lý, loại vải này thường được doanh nghiệp chuyên cơ khí chọn làm đồng phục.

Đồng phục nhân viên ngành điện tử

Yêu cầu đặc biệt

Mềm mại, không xù lông, sổ chỉ là tiêu chí thiết kế đặc trưng của ngành này. Đặc biệt, các chi tiết cúc áo, túi áo, cổ tay phải có đầy đủ.

Màu sắc chủ đạo của ngành điện tử thường là màu vàng cam. Đây là màu rất nổi bật, dễ dàng nhận dạng. Vì thế, màu vàng cam giúp người khác dễ nhận ra nhân viên ngành điện tử khi ở những vị trí cách xa như cột điện. Thậm chí, nhiều trang phục lao động ban đêm còn trang bị thêm áo phản quang. 

Màu sắc của đồng phục này phải đảm bảo hỗ trợ tốt nhất an toàn khi lao động cho nhân viên. 

Các loại vải thường dùng để may đồng phục nhân viên ngành điện tử 

  • Vải kaki Liên Doanh: Tính chất công việc phải làm ngoài trời nên chất liệu vải đồng phục nhân viên ngành điện tử cần độ bền cao, chắc chắn, chống nắng nóng và bụi bẩn đồng thời chống tĩnh điện khá tốt. Vải kaki Liên Doanh đáp ứng đúng những yêu cầu này nên được các doanh nghiệp điện tử ưa chuộng hàng đầu. 
  • Vải Pangrim Hàn Quốc: Loại vải này có khả năng chống tia UV tốt, thấm hút mồ hôi. Mặc vải Pangrim, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy không bị phai màu, vải Pangrim Hàn Quốc lại có giá thành cao nên ít được ưu tiên như vải kaki Liên Doanh. 

May đồng phục nhân viên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Yêu cầu đặc biệt

Ngành chăm sóc sức khoẻ yêu cầu người lao động hoạt động tay chân khá nhiều trong thời gian dài nhưng phải đảm bảo sự nhẹ nhàng nhất có thể. Do đó, đồng phục không được phép quá cầu kỳ, nhiều chi tiết rườm rà gây vướng víu khi lao động. Tuyệt đối hạn chế các kiểu trang phục nhạy cảm như quần áo quá ngắn, nhiều màu, đăng ten, xếp nếp hay đính ren, giày cao gót, … Nhìn chung, đồng phục nhân viên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có nhiều nét tương đồng với ngành y tế. 

Trắng, xanh dương, hồng nhạt, … những gam màu sắc sẽ khiến người nhìn dịu mắt, nhẹ nhàng, tâm hồn thư thái để sẵn sàng chăm sóc sức đẹp. Thông thường, màu hồng nhạt được các dịch vụ spa ưa chuộng. Dịch vụ nha khoa hay thẩm mỹ lại phổ biến màu trắng và xanh dương. 

Các loại vải thường dùng để may đồng phục nhân viên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

  • Vải Kate Silk: Loại vải này rất bền màu, giá hợp lý, ít nhăn nhúm tạo sự chỉn chu cho người mặc. Chất liệu vải có thành phần PE cao nên khả năng thấm hút mồ hôi khá kém. Tuy nhiên, đặc trưng ngành này làm việc trong môi trường máy lạnh nên nhược điểm này không đáng kể. 
  • Vải Kate Ý/Mỹ: Nếu như bạn không muốn nhân viên mất nhiều thời gian để là (ủi) mỗi ngày đi làm thì đây là loại vải phù hợp nhất. Vải mịn, dày vừa phải, ít xù lông và đặc biệt luôn phẳng phiu đứng dáng. Chỉ cần là (ủi) nhẹ, nhân viên bạn đã có một bộ đồng phục thẳng thớm đẹp đẽ sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất rồi!

Chọn đúng mẫu may đồng phục nhân viên rất quan trọng. Không chỉ tạo tâm lý thoải mái, mặc một bộ đồng phục phù hợp sẽ tạo tinh thần hứng khởi để bắt đầu ngày mới làm việc hiệu quả. Nhân viên làm việc hiệu quả, tràn đầy năng lượng cùng bộ đồng phục chỉn chu sẽ góp phần làm nên nét đẹp lao động, xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp và vững mạnh. 
 
.

 

Nhi Hồng     04/03/2020
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: